​Tanzania cân nhắc cấm vật liệu nhựa

Kết quả hình ảnh cho bao bì nhựa tại mỹ

Tanzania vẫn còn xem xét cân nhắc tác động của lệnh cấm dự kiến đối với việc sử dụng các vật liệu bằng polythene trước khi thực hiện.

Thứ trưởng quốc gia phụ trách Liên hiệp Sự vụ và Môi trường, ông January Makamba, cho biết các cơ quan chức trách đều quan tâm đến số lượng lớn người lao động mất việc làm.

“Chúng tôi không muốn tạo ra rác thải nhựa nữa. Đồng thời chúng tôi cũng quan tâm đến vấn đề mất việc làm tại các nhà máy sản xuất các loại vật liệu bằng polythene,” ông nói.

Phát biểu với các phóng viên vào cuối buổi họp khu vực về môi trường, thứ trưởng xác định Tanzania vẫn nhiệt tình tham gia với các quốc gia khác thuộc Cộng đồng Đông Phi (EAC) trong việc cấm sử dụng rác nhựa, tuy nhiên vẫn còn thận trọng.

Ông nói “Một khi ta cấm dùng nhựa, một số nhà máy sẽ phải đóng cửa dẫn đến mất việc làm,” lưu ý rằng các cơ quan hữu trách vẫn còn đang xem xét vấn đề.

Rwanda và Kenya nằm trong số các quốc gia EAC đã ra lệnh cấm dùng các vật liệu polythene dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại túi nhựa mặc dù Kenya đã gặp nhiều thách thức khi thực hiện lệnh cấm hoàn toàn.

Vào đầu năm rồi, cơ quan Lập pháp Đông Phi (EALA) đã thông qua Dự Luật Kiểm soát Vật liệu Polyethylene EAC 2017 nhằm cấm việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng vật liệu.

Tuy đa số thành viên quốc hội ủng hộ pháp chế về sức khõe con người và các nền tảng về môi trường, một số khác lại cảnh báo về hậu quả đối với khu vực sản xuất.

Tanzania, nhập khẩu 70% túi nhựa cho nhu cầu quốc gia, đã yêu cầu cần thêm thời gian để tham khảo khu vực tư nhân và những bên có liên quan trước khi ra quyết định cuối cùng.

Tuy vậy, bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Zanzibar, Hamad Rashid Mohamed, cho biết quốc đão đã thực hiện nhiều biện pháp có tính toán để kiểm soát việc sử dụng các vật liệu nhựa vì lý do ô nhiểm biển, đồng thời tác động đến vận chuyển hàng hải.

Ông khuyến cáo “Một khi việc sản xuất nhựa bị cấm, thay vào đấy chúng ta phải sản xuất giấy để tạo ra việc làm”.

Các mối nguy từ rác nhựa tại Tanzania bao gồm rác điện tử hiện được tạo ra với sản lượng từ 18,000 đến 30,000 tấn/ năm trên khắp đất nước.

Từ năm 2006, nhà nước đã thử cấm sử dụng túi nhựa với bề dày 30 microns và mở rộng đến bề dày thấp hơn 50 microns trong năm 2015.

Phát biểu tại cuối một buổi họp cấp bộ trưởng về Các Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi trường, phó Tổng thư ký EAC, Ô. Christophe Bazivamo, cho biết khu vực phải giải quyết các thách thức do thay đổi khí hậu mang lại.

“Chúng ta cần nhanh chóng nắm lấy các cơ hội hiện có về tài chính và công nghệ ,” ông nói vào cuối buổi họp.