​Rác nhựa trên các bãi biển bị “ước lượng thấp” .

Lượng nhựa trên đại dương giạt vào bờ trên khắp thế giới có thể bị ước tính thấp đến 80%, căn cứ vào một báo cáo mới được thực hiện tại nước Úc.

Tiến sĩ Jennifer Lavers, từ Viện Nghiên cứu Nam Cực và Biển tại Đại học Tasmania, đã cho Sky News biết các dữ liệu ô nhiểm hiện nay có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng” của thực tế đang có ở môi trường.

Related image

Nghiên cứu của bà đã so sánh số lượng các vật bằng nhựa được tìm thấy trong quá trình làm vệ sinh một bãi biển điển hình - nguồn dữ liệu chủ yếu cho số liệu dự đoán về lượng rác trên các bờ biển - với số lượng được nhận dạng sau đó bằng nhiều cuộc khảo sát toàn diện các khu vực tương tự.

Nhiều kết quả ban đầu từ nhiều cuộc thí nghiệm so sánh đề xuất làm vệ sinh một bãi biển điển hình, dù cho được thực hiện bởi nhiều cá nhân bao quát cùng một khu vực, bình quân chỉ xác định được từ 20 và 25% rác hiện diện thực sự trên bề mặt.

Tiến sĩ Lavers nói 'Thực tế tình hình của nhựa là chúng ta chỉ hớt váng bề mặt mà thôi ' .

'Điều thực sự ở đây là: chúng ta không có được bức tranh toàn cảnh; sự hiểu biết của chúng ta có nhiều lỗ hổng lớn.'

Sky News đã tháp tùng tiến sĩ Lavers và tổ nghiên cứu của bà trong quá trình họ thực hiện các cuộc nghiên cứu chi tiết về nhựa tại Lảnh thổ Quần đảo Cocos Keeling Úc hẻo lánh ở Ấn Độ Dương, một quần đảo biệt lập chứa khoảng 600 cư dân.

Đại dương mang hàng tấn rác nhựa giạt vào các bãi trên đảo từ các nơi xa như Sri Lanka, quần đảo Maldives, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Trung quốc, như là một thách thức lớn đối với cộng đồng địa phương.

'Chúng tôi có thể làm sạch bãi biển trong một ngày và ngày hôm sau rác hiện trở lại, và chúng không phải rác chúng ta đã sản xuất ra', Aaron Bowman, lãnh đạo huyện Cocos nói, người chịu trách nhiệm quản lý các dịch vụ đô thị và quản lý rác trên các đảo.

'Đó là một vấn đề lớn. Chúng tôi là một đảo nhỏ giữa một vùng xa xôi hẻo lánh. Chúng tôi rỏ ràng không thể tự mình xử lý được' ông nói với Sky News.

Tuy nhiên bên cạnh lượng rác giạt vào, bản chất ở vị trí xa xôi của các đảo Cocos Keeling mới khiến cho nơi này thu hút đặc biệt sự quan tâm của các nhà khoa học và các tổ chức chống ô nhiểm.

Khi mà việc đo lường chính xác lượng nhựa trong vùng bao la của các đại dương sâu thẩm là một công việc hầu như bất khả thi, đo lường số lượng và chủng loại rác trôi vào bãi biển các đảo vùng xa này là một chỉ báo của nhiều khả năng là mật độ của rác biển, do thực tế có rất ít trong số này được phát sinh từ chính các cư dân đảo.

Nếu, như tiến sĩ Lavers tin tưởng, lượng nhựa trên bãi biển đã bị ước lượng thấp nhiều khả năng lượng nhựa trên chính đại dương cũng tương tự như vậy.

Nghiên cứu của bà về quẩn đảo Cocos Keeling đã được thực hiện song song với một dự án nghiên cứu của quần chúng được tổ chức bởi một liên minh giữa các nhóm môi trường Úc và các cơ quan chính phủ.

Những người tình nguyện đáp máy bay đến từ khắp đất nước để thực hiện các công tác làm sạch bãi biển trên các đảo và thu thập thông tin làm cơ sở dữ liệu cho chương trình Hành động Mảnh Vỡ Trên Biển Úc (AMDI).

Cơ sở dự liệu được giới thiệu vào năm 2004 và nay chứa hơn 7.5 triệu mục ghi.

Thông tin trên khắp nước Úc cho thấy khoảng ba phần tư tổng rác thải trên các bờ biển quốc gia là nhựa.

Chỉ trong vài ngày trên quần đảo Cocos Keeling, các tình nguyện viên đã đi khắp hai dặm cá bãi biển quần đảo và thu gom được hơn 50,000 món, tương đương với 2 tấn rác đại dương – trong đó 80% là nhựa.

Mỗi món tìm gom đã được phân loại ra, thu thập chi tiết về nhà sản xuất hay mã vạch, và nhập vào cơ sở dữ liệu.

Heidi Taylor, giám đốc tổ chức mãnh vở biển Tangaroa Blue, quản lý cơ sở dữ liệu AMDI nói 'Nếu tất cả những việc chúng tôi là làm sạch, thì đó là những việc mà chúng tôi sẽ luôn luôn làm' .

Bà nói thêm 'điều chúng tôi cố gắng và làm là xác định thực sự làm thế nào mà món đồ đi ra đến môi trường'.

'Trong một số trường hợp món đồ xuất xứ từ người thiết kế ra nó, dùng hay chế tạo ra nó. Trong các trường hợp khác đó là một vấn đề do người tiêu dùng xả rác. Do vậy một khi bạn hiểu được việc thải ra này bạn sẽ có cơ hội ngăn ngừa chuyện này,' bà bổ sung.

Trên khắp thế giới, thông tin do các đợt làm sạch bãi biển do tình nguyện viên thực hiện cung cấp điểm tựa dữ liệu liên quan đến lượng nhựa trôi giạt vào các bờ biển nhiều đến đâu.

Tuy nhiên các phát hiện có tính hạn chế của cuộc khảo sát của tiến sĩ Lavers' dẫn đến một câu hỏi về độ chính xác của những con số tiêu đề hiện được dùng để thông báo các quyết định của chính sách được giới nắm quyền lực chính trị đưa ra.

Ví dụ như vào năm 2014 Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và Khoa học Khối Thịnh vượng Chung đã ước tính có khoảng 124 tỷ mãnh nhựa thấy được trên các bãi biển nước Úc .

Tiến sĩ Lavers tin vào con số thật, cho riêng nước Úc, đúng hơn là hơn 600 tỷ mãnh.

Những người tham gia chiến dịch hi vọng cuộc nghiên cứu này có thể thúc đẩy sự khẩn trương mạnh mẻ hơn cá tranh luận làm thế nào để ứng phó với vấn đề nhựa trên đại dương toàn cầu.

Cô Taylor nói thêm: 'Chúng tôi cần chính phủ bắt đầu chấp nhận rằng vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng đến cỡ nào trong tương lai.

'Đây là cuộc biến đổi khí hậu kế tiếp, và không ai nghĩ rằng việc này sẽ trở nên tệ hại như thế.

'Nếu chúng ta bắt đầu nhìn vào các cộng đồng như các đảo ở đây, vốn dựa quá nhiều vào nguồn thức ăn hải sản bị ô nhiểm bởi nhựa và hoá chất trên đại dương, đó sẽ không phải là chuyện giải cứu loài rùa nữa, mà đó sẽ là một vấn đề về sức khoẽ con người, và điều này sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi ,' cô nói thêm.