Mức chênh lệch giữa PPH raffia nhập khẩu ở Trung Quốc và Đông Nam Á chạm mức thu hẹp nhất kể từ cuối tháng 12 năm 2023

Nguồn: ChemOrbis

Được viết bởi Thi Huong Nguyen - thihuongnguyen@chemorbis.com

Dữ liệu thu được từ Chỉ số Giá ChemOrbis cho thấy mức chênh lệch giữa giá PP homo raffia và inj nhập khẩu Đông Nam Á và Trung Quốc đã giảm đáng kể trong vài tuần qua. Nguyên nhân chính là sự sụt giảm liên tục của giá Đông Nam Á do nhu cầu chững lại và kỳ nghỉ lễ trầm lắng.


Mức chênh lệch của giá PPH giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng rưỡi qua


Theo dữ liệu từ ChemOrbis, giá bình quân hàng tuần của PP homo raffia và inj nhập khẩu ở Đông Nam Á đã giảm tổng cộng 3,4% trong hai tuần qua, đạt mức thấp nhất trong ba tháng là 980 USD/tấn CIF. Ngược lại, giá nhập khẩu trung bình ở Trung Quốc, hiện là 935 USD/tấn CIF Trung Quốc, đã tăng 0.5% trong cùng kỳ.


Ngoài ra, dữ liệu chỉ ra rằng tính đến tuần này, mức chênh lệch giá nhập khẩu giữa hai thị trường đã giảm xuống còn 45 USD/tấn, đây là khoảng cách hẹp nhất kể từ cuối tháng 12 năm 2023. Mức chênh lệch cũng giảm gấp đôi trong vòng gần một tháng.



PPH-Asia


Chi phí cao song không có tác dụng ở Đông Nam Á do nhu cầu yếu


Bất chấp giá tăng liên tục ở các thị trường thượng nguồn, nhu cầu vẫn sụt giảm và sự kháng cự của người mua đối với các mức giá cao đã gây áp lực lên thị trường PP trên khắp Đông Nam Á. Một nhà kinh doanh Việt Nam cho biết: “Bầu không khí giao thương trầm lắng. Mặc dù giá dầu thô vẫn ở mức cao tuy nhiên nó không thúc đẩy sức mua. Người mua vẫn muốn bổ sung hàng theo nhu cầu cơ bản cần thiết.”


Một nhà kinh doanh khác tại Singapore cho biết: “Nhu cầu đã trì trệ trong tháng Ramadan, vì vậy người bán đã cắt giảm báo giá để thu hút người mua, khi họ vẫn đang tỏ ra do dự trước các mức giá cao. Các nhà sản xuất tiếp tục đề cập đến việc chi phí sản xuất và giá cước vận tải leo thang. Tuy nhiên, các nhà chuyển đổi đang gặp khó khăn trong việc chuyển những chi phí này sang người dùng cuối cùng, vì nhu cầu và giá thành phẩm vẫn ở mức thấp.”


Trong khi đó, thị trường đã trở nên trầm lắng đáng kể trong tuần này, với phần lớn những người tham gia thị trường tạm dừng làm việc để ăn mừng một loạt ngày lễ lớn, bao gồm Hari Raya ở Malaysia và Singapore, Eid al-Fitr ở Indonesia và Songkran ở Thái Lan.


Trung Quốc hưởng lợi từ việc giá năng lượng tăng vọt, giảm bớt áp lực nguồn cung


Giá dầu thô tăng trước đó, cùng với các yếu tố cơ bản được cải thiện, đã mở đường cho người bán nhập khẩu tăng nhẹ báo giá vào tuần trước đó, trong khi đây vẫn là một trong những yếu tố chính duy trì lập trường tăng giá của họ trong tuần này. Một nhà kinh doanh tại Chiết Giang cho biết: “Giá dầu thô vẫn tăng mạnh, tạo cơ hội cho giá PP ở nước ngoài duy trì sức mạnh của mình.”


Góp phần vào nguồn hỗ trợ chi phí là tình trạng khan hiếm nguyên liệu nhập khẩu đang diễn ra, đặc biệt là nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Đông, cùng với mùa bảo trì trong khu vực. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng nhẹ cũng tác động tích cực đến tâm lý thị trường. Một nhà chuyển đổi cho biết: “Nhu cầu mua hàng đã dần tăng lên cùng với việc sản lượng film ngày càng tăng. Tuy nhiên, các nhà chuyển đổi đang mua một lượng nhỏ theo nhu cầu cơ bản.”


Giai đoạn nghỉ lễ có làm giảm lượng hàng Trung Quốc ở Đông Nam Á không?



Một nhà kinh doanh cho biết: “Thị trường Trung Quốc gần đây vẫn ở mức cao, tuy nhiên nhu cầu xuất khẩu tương đối yếu với việc số lượng đơn đặt hàng ít hơn so với giai đoạn trước.” Một nhà kinh doanh khác cho biết: “Nhu cầu dự kiến sẽ suy yếu ở các nước Đông Nam Á và Nam Á khác do kỳ nghỉ lễ Ramadan sắp tới.” Trên thực tế, hoạt động trì trệ của các thị trường Đông Nam Á đã phần nào ngăn chặn cản trở xuất khẩu từ Trung Quốc vào khu vực.


Tuy nhiên, xét đến lượng dự trữ đáng kể trong nước, người bán Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì nỗ lực hết sức để giảm bớt hàng tồn kho thông qua xuất khẩu. Tổng tồn kho polyolefin của hai nhà sản xuất lớn trong nước đạt 860.000 tấn vào ngày 10 tháng 4, tăng 75.000 tấn so với một tuần trước đó, chủ yếu là do tích lũy sau Lễ hội Thanh Minh. Ngoài ra, xét đến tình trạng bất ổn vận tải biển toàn cầu, Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam lân cận, vẫn là điểm đến tiềm năng đối với các lô hàng cạnh tranh của Trung Quốc khi so với các thị trường ở xa khác.