​Lũ lụt cuốn trôi 43 tỷ mảnh nhựa ra biển.

Vịnh Sông Mersey gần Manchester, Anh quốc, là vùng dẫn ra sông bị ô nhiểm nặng nhất trên thế giới, với hơn nữa triệu phân tử nhựa trên mỗi mét vuông lòng sông. Đó là phát hiện gây chú ý nhất trên bản đồ thế giới đầu tiên về ô nhiểm nhựa dưới nước được đăng hôm nay trên trang Nature Geoscience. Khi các cơn bão lớn làm ngập lụt các con sông, nhựa tích tụ ở đấy được cuốn đi ra biển. Nghiên cứu tiết lộ điều này có nghĩa là các con sông là nguồn gốc đáng kể gây ô nhiểm nhựa cho các đại dương trên thế giới.

Hình ảnh có liên quan

Để tìm hiểu nhựa từ đất liền trôi ra biển như thế nào, các nhà khảo sát đã đếm các phân tử nhựa được biết với tên gọi là vi nhựa—rất nhỏ cho đến các mẫu nhựa cực nhỏ hình thành khi bị ánh nắng mặt trời làm vỡ các miếng nhựa to ra—trong chất cặn lắng tại 10 con sông khắp 40 địa điểm trong vịnh sông Mersey và Irwell tai khu vực thành phố, ngoại ô và nông thôn phía tây bắc Anh quốc trước và sau cơn lũ “Ngày Lễ Tặng Quà” Boxing Day Flood 2015 —sự kiện cơn lũ lớn nhất ghi nhận được tại khu vực này. Các nhà khoa học nhận thấy cơn lũ đã xóa tan mọi dấu vết các mãnh vụn nhựa tại 7 trong số các địa điểm, rữa trôi đi 70% nhựa—bằng 43 tỷ phân tử hoặc khoảng 0.85 tấn—nhựa đi ra biển.

Khi các nhà khảo sát xem xét chi tiết mật độ các mảnh nhựa ở đáy sông, họ phát hiện có hơn một phần ba lượng vi nhựa tại các lòng chảo, tức 17 tỷ phân tử, có khả năng nổi trên nước biển. Các nhà khảo sát ước tính riêng sự kiện lũ lụt này đã đóng góp 0.5% vào tổng số lượng nhựa nổi trên các đại dương trên thế giới. Các nhà khảo sát nói rằng điều này có nghĩa rằng lượng nhựa trên các đại dương của thế giới cao hơn tưởng tượng trước đây. Tổ khảo sát cho biết tuy vậy các chiến lược quản lý như vừa được thông qua tại Mỹ và Anh nhằm giảm việc sử dụng các vi hạt nhựa—tức các phân tử nhựa tròn chứa trong các chất rữa mặt có tính năng làm tẩy tróc – có khả năng làm giảm ô nhiểm nhựa tại các con sông.