​Indonesia: Thuế nhựa nhằm hạn chế rác chất đống trên các con sông.

Biện pháp nhằm loại bỏ 187 triệu tấn túi xách đổ đống trên các sông biển của đất nước và làm tắt nghẻn các kênh thuỷ lợi.


Jakarta là một trong số các địa điểm được chọn lọc để thu thuế. [Beawiharta/Reuters]

Jakarta – Chính phủ Indonesia đã quyết định ban hành sắc thuế toàn quốc đối với các túi nhựa đựng hàng với hi vọng giảm rác thải tại các nguồn nước bị ô nhiểm trong nước.

Khoảng 187 triệu tấn rác nhựa bị đổ đống vào các nguồn nước trong nước, đưa Indonesia – với dân số rải rác gồm 256 triêu người – lên đứng hạng nhì sau Trung quốc.

Là mối đe doạ đáng kể đối với cuộc sống hoang dã, cả trên bờ và ở biển, nhựa đã làm tắc nghẽn các con kênh thuỷ lợi quan trọng tại quốc gia Đông Nam Á , gây ra lụ lụt nghiêm trọng.

Các loại chai và hộp đựng thức ăn là những vật trong số nhiều loại nhựa khác cùng đe doạ biển và cuộc sống con người.

"Nếu bạn có thể nhìn dưới bề mặt, sẽ thấy một chồng rác sâu khoảng từ hai đến ba mét. Cứ vài phút tôi đã phải dừng con thuyền lại để vệ sinh khỏi rác" Guntur, một ngư dân tại Jakarta, kể với Al Jazeera.

"Tình hình như thế đã nhiều năm nay rồi. Điều này chỉ có ý nghĩa là khu vực này được người ta gọi là đão rác, bởi đó là sự thật."

Kế hoạch giảm khối lượng rác polyethylene ngày càng phình lên trước tiên được đưa ra vào tháng hai vừa qua, khi các sắc thuế được đưa ra trên khắp 23 thành phố Indonesia.

Jakarta, là thàn hphố đông dân nhất, là một trong số địa điểm đã được chọn để thu thuế. Nơi này phải chịu mức thuế 200 rupiahs, hoặc tương đương 2 cents cho một cái túi. Bộ phận quản lý các thành phố khác tuỳ nghi ấn định mức thu phí cao hay thấp hơn.

Tuy nhiên có một mối quan tâm bao trùm đó là chiến dịch của chính phu sẽ vô hiệu quả nếu người dân không được tuyên truyền giảm bớt xả rác nhựa và liệng rác vào các khu vực đã được chỉ định.

"Người dân vẫn chưa được thông tin họ không được liệng rác vào các nguồn nước. Đó là lý do chúng tôi, đội vệ sinh, luôn cố gắng giáo dục họ và bảo họ rằng việc này là chống lại luật đấy " Sahbany, đang làm điều phối viên cho Đội Màu Cam, nói với Al Jazeera.

Các lãnh đạo nhà nước cho biết họ quyết tâm loại bỏ chất thải và nâng cao ý thức của người dân.

Vào cuối năm, việc thi hành luật mong muốn mở rộng khoản phí bắt buộc 1.5 cent một túi trên phạm vi cả nước đồng thời thu thuế trên các sản phẩm.

Tuy nhiên nhiều cuộc phản đối của các lãnh đạo ngành chống sắc thuế này đang trì hoãn việc thi hành.

"Cần phải có gấp một mục tiêu rỏ rệt và một lộ trình tốt. Tổng thống đã thông báo đến năm 2020 Indonesia phải không còn rác nữa. Tuy nhiên không có một chương trình rỏ ràng và lịch trình biện pháp thực hiện, tôi tin rằng kế hoạch này chắc chắn sẽ thất bại," Khalisah Khalid, thuộc tổ chức Những Người Bạn của Địa Cầu nói với Al Jazeera.

Kéo dài hành động giải quyết khó khăn có nghĩa là nhiều ngư dân sẽ phải đi tìm kiếm các ngư trường cách xa đão hơn nhiều .

Các người tham gia chiến dịch môi trường đã hoan nghênh việc đánh thuế, nhưng than phiền công tác thu thuế quá chậm và túi nhựa chỉ là một trong nhiều mặt cùa cuộc khủng hoảng về quản lý chất thài của Indonesia.