​Doanh nghiệp tái chế nhựa miền Nam nước Úc đóng cửa vì chi phí điện tăng đến 100 ngàn $

Power pylons viewed at angle from their base.

Ảnh : Công ty Plastics Granulating Services ch obiết họ không thể hoạt động được nữa vì tiền điện quá đắt . (ABC News: Dean Faulkner)

Giá điện miền Nam Úc cao chót vót buộc một doanh nghiệp tái chế nhựa Adelaide đóng cửa, mất việc làm của 35 lao động, theo tin của giám đốc điều hành doanh nghiệp.

Plastics Granulating Services (PGS), đóng tại Kilburn, trung bắc Adelaide, cho biết chí phí tiên điện hàng tháng đã tăng từ $80,000 lên $180,000 suốt 18 tháng qua.

Giám đốc điều hành Stephen Scherer nói chi phí cao này đã làm công việc kinh doanh 38 năm trời của ông cũng như các kế hoạch mở rộng doanh nghiệp bị lụn bại, đồng thời khiến cho công ty của ông đứng trước tình huống phải thanh lý.

Ông nói "Đó là lúc tài chính đội nón ra đi khỏi doanh nghiệp, và không có tiền thì chúng tôi không thể nào phục vụ cái chúng tôi cần để phục vụ. ".

"Về cơ bản chúng tôi đang giậm chân tại chổ, tự làm kiệt quệ nguồn tài chính.

"Tôi ghét phải nghĩ rằng tôi đã lãng phí biết bao giờ đồng trên trang web AEMO với các công cụ để theo dõi giá cả thời điểm, đánh giá các tác động của điện, xu hướng của điện và chi phí tương lai của điện.

"Tôi biết tác động của điện quá nhiều đối với ai phải tái chế nhựa."

PGS gia công phế liệu cấp thấp, phế liệu gia dụng, và sản xuất thành ra thành hạt nhựa để dùng sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác như ống thuỷ lợi và chậu hoa.

Scherer: Công việc tái chế có thể sẽ được chuyển.

Ông Scherer nói rằng cơ sở của ông là cơ sở độc nhất còn lại tại bang Nam Úc.

"Chúng tôi gia công khoảng 10,000 tấn phế liệu nhựa [và] hiện nay đã dừng sản xuất, do đó Nam Úc sẽ không tái chế 10,000 tấn [nhựa] nữa ," ông phát biểu.

"Để bạn hình dung về 10,000 tấn, 10,000 tấn tương đương 15% thị trường Úc [về nhựa cấp thấp] ... do đó nước Úc đã mất đi 15% nguồn cung.

"Tôi phỏng đoán việc trên sẽ mở ra khá nhiều cơ hội cho các nước láng giềng ở châu Á."

Den Tucker là giám đốc điều hành DM Plastics and Steel, đã sử dụng các dịch vụ tái chế nhựa của ông Scherer.

Ông Tucker cho biết cũng đã và đang thíc ứng trước áp lực giá điện tăng vọt.

Ông nói "Giá điện đã tăng suốt với các con số tương tự và chúng tôi đang sử dụng 45 lao động ".

"Đếnnay chưa có giải pháp nào được đưa ra.

"Chính phủ chúng tôi đang lơ là trước tình hình."

Bộ trưởng: Đã có các chương trình về hiệu quả năng lượng

Bộ trưởng Môi trường bang Nam Úc Ian Hunter cho biết ông đang thất vọng trước việc nhà máy đã được đóng cửa, nhưng ông nói rằng cả nước đều phải chịu hậu quả của việc tăng giá điện cao.

Ông Hunter cho biết các chương trình về hiệu quả năng lượng của chính quyền bang có thể mang lại sự hỗ trợ.

Ông nói "Green Industries và Zero Waste có khá nhiều chuyên môn trong lĩnh vực này [và] họ đã cùng làm việc với các công ty khác và các ngành công nghiệp khác."

"Nếu ông ấy không yêu cầu sự hỗ trợ này thế thì tuỳ ông ấy vậy, nhưng đó là giải pháp tôi có thể đưa."

Ông Hunter cho biết mọi loại nhựa đã được tái chế có kế hoạch cấp cho cơ sở sẽ được chuyển đến nơi khác, phần lớn đến các nhà máy gia công liên bang.

"Chịu giá cả điện cao …. là một thực tế ," ông nói.

"Đó là lý do chính phủ đã giới thiệu kế hoạch của bang về năng lượng cho Nam Úc .

"Nhưng đó là một công ty sử dụng cư dân Nam Úc, và đáng thất vọng một cách khó tin là họ sẽ vượt qua được vấn đề này."